Tiết trời của mùa thu thường khá mát mẻ, dễ chịu. Nhưng ban ngày lại nắng gắt còn về sáng và đêm nhiệt độ sẽ giảm xuống nhiều. Kết hợp với độ ẩm cũng giảm dần nên không khí có phần hanh khô. Từ đó là nguy cơ dẫn đến hàng loạt căn bệnh gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là top 5 bệnh thường gặp vào mùa thu:
-
Nội dung chính
Các bệnh đường hô hấp
Có thể kể đến bệnh viêm đường hô hấp trên (viêm họng, VA, amidan) cấp tính và mạn tính. Viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm thanh quản, khí quản, tiểu phế quản, phổi. Mùa này, 3 loại virus cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát mạnh. Trong đó cúm A dễ tạo thành dịch, biến chứng có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa. Các triệu chứng này biểu hiện bệnh đã nặng. Cần đi khám chữa ngay, không nên tự chữa ở nhà. Nhất là đối với trẻ nhỏ.
-
Sốt và cảm lạnh
Triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc sốt do virut là sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu… Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó tự khỏi. Ở thể nặng hơn người bệnh sốt li bì 5 – 7 ngày và dễ gặp các biến chứng viêm đường hô hấp cấp trên, viêm phổi…
Sốt virus lây truyền nhanh qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) nhất là trong môi trường tập thể như: trường học, công sở, nơi công cộng.
Để phòng tránh sốt virus, cần giữ vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng fluor. Do thời tiết nóng lạnh thất thường, độ ẩm không khí cao nên phải giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực. Đặc biệt là vào lúc sáng sớm và buổi tối hay khi ngủ.
Cảm lạnh là bệnh hay gặp ở mùa đông nhưng cũng dễ mắc vào mùa thu khi đi ngoài trời bị mưa ướt, nằm ngủ bật quạt thốc thẳng vào đầu và người hoặc khi thời tiết thay đổi. Dấu hiệu bị cảm lạnh là nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm khắp toàn thân, đau họng, ho…
Có thể bạn quan tâm:
Thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng ở người cao tuổi
Những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trước dịch Covid-19
Viêm phế quản nên uống thuốc gì, ăn gì để dứt điểm bệnh nhanh chóng
-
Đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là bệnh điển hình vào mùa thu, nó không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi, hiện nay, phụ nữ sau tuổi 35 đều có thể bị bệnh khớp. Để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu, người cao tuổi nên chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường. Điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người.
-
Bệnh dị ứng
Giao mùa, thời tiết khô hanh xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói… là những tác nhân gây các chứng dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản… Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sống sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế mắc bệnh.
-
Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Thời tiết giao mùa, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
Để phòng bệnh, bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh…
Ngoài ra để bảo vệ cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, bạn và gia đình nên sử dụng đông trùng hạ thảo mỗi ngày.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với hệ thống miễn dịch.
Đông trùng hạ thảo với chức năng là kích thích hệ miễn dịch bằng cách tăng số lượng bạch cầu. Điều này có tác dụng giúp bạn chống lại hoặc “đánh bay” virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Đó là lý do mà những người bị mắc bệnh như ung thư, viêm gan B, HIV được khuyên dùng Đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Trích từ “Holliday, J và cộng sự Encyclopedia of supplementary diet Dekker Encyclopedias, Taylor và Francis Publishing, 2005”
Với những trường hợp tăng miễn dịch quá cao như mắc các chứng bệnh về viêm khớp, bạch cầu thì dùng đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng giảm bạch cầu trong máu đáng kể và tăng lượng hồng cầu lên trông thấy. Khi đông trùng hạ thảo tham gia trực tiếp vào cơ chế sản sinh hồng cầu, bạch cầu sẽ giúp bạn cải thiện bệnh một cách nhanh chóng.
Theo Halpern.G.Cordyceps “Nấm chữa bệnh của Trung Quốc, Tập đoàn xuất bản Avery, New York, 1999” cho rằng: Nấm Đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Sự gia tăng số lượng của bạch cầu, tế bào NK, tế bào T-helper và đại thực bào,… Chính là minh chứng cho sự gia tăng tế bào miễn dịch chống lại vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Tham khảo:
https://www.doisongvaphattrien.vn/
http://soyte.namdinh.gov.vn/
Có thể bạn quan tâm:
Công dụng của đông trùng hạ thảo về việc bồi bổ sức khỏe.
Giá trị thực và tác dụng của Đông trùng hạ thảo Việt Nam
Tăng cường sức đề kháng trong đại dịch COVID-19 từ Đông Trùng Hạ Thảo