Giấc ngủ ngon mỗi đêm là khởi nguồn cho một cơ thể khỏe mạnh, giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi ngủ là lúc não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ stress, tái tạo năng lượng, tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ và sự sáng suốt. Khi mất ngủ kéo dài gây là nhiều tác hại đến sức khỏe. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu Nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng ngừa.
Nguyên nhân gây mắt ngủ
Mất ngủ do nhiều nguyên nhân, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay:
- Căng thẳng đầu óc
Áp lực học tập, công việc và cuộc sống, đột ngột đối mặt với biến cố, gặp chấn thương tâm lý… Đây là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ.
2. Thay đổi nhịp sinh học
Nhịp sinh học của cơ thể như một chiếc đồng hồ hoạt động có chu kỳ Ngủ – Thức. Khi bạn thay đổi lịch làm việc, đi du lịch, di chuyển đến một nơi lệch múi giờ…có thể làm rối loạn nhịp sinh học.
3. Thói quen xấu trong sinh hoạt
Bạn có thể bị mất ngủ do thói quen sinh hoạt không điều độ, ngủ trưa quá nhiều, lạm dụng thiết bị điện tử, tập thể dục muộn, thức khuya…
4. Ăn quá no vào buổi tối
Việc nạp quá nhiều thức ăn vào buổi tối sẽ làm bạn khó chịu, có thể bị ợ chua, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
5. Sử dụng chất kích thích
Việc sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà… vào buổi tối dẫn tới mất ngủ.
6. Bị tác động bởi các yếu tố khách quan
Môi trường ô nhiễm, ồn ào, không gian không thoải mái dẫn tới mất ngủ.
7. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid có thể dẫn tới mất ngủ.
8. Mắc bệnh lý mãn tính
Các bệnh lý mạn tính như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, viêm khớp… thường gây ra những triệu chứng như khó chịu dai dẳng vào ban đêm khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ. Đối tượng thường gặp ở nhóm này thường là những người lớn tuổi.
Phân tích dưới góc độ sinh học phân tử, tình trạng mất ngủ có liên quan chặt chẽ đến stress, ô nhiễm môi trường, rượu bia, thuốc lá… làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Chúng tấn công liên tục làm tổn thương thành mạch máu, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối, làm giảm lượng máu và oxy lên não, gây khó ngủ.
Triệu chứng khi bị mất ngủ
Các triệu chứng mất ngủ có thể bao gồm:
- Khó đi vào giấc ngủ ban đêm, thao thức mãi mà không ngủ được
- Bị đứt đoạn, chập chờn, không sâu.
- Tỉnh dậy nhiều lần lúc nửa đêm (thường dài hơn 30 phút) và khó ngủ lại.
- Dậy từ rất sớm.
- Thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
- Cảm giác như chưa được ngủ.
Tác hại của mất ngủ
Mất ngủ gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe của bạn, dưới đây là những vấn đề sức khỏe bạn có thể gặp phải khi mất ngủ kéo dài.
Mất ngủ làm mất tập trung
Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, não bộ dành ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và mơ, trong khi đây là giai đoạn quan trọng của giấc ngủ. Kết quả, cơ thể cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện ghi nhớ mọi thứ. Lâu dần dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ, gây suy giảm trí nhớ.
Giảm hiệu suất công việc
Mất ngủ làm giảm hiệu suất công việc. Một giấc ngủ trưa ngắn có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc, giúp giảm cảm giác buồn ngủ lấy lại tinh thần tích cực, phục hồi nhanh năng lượng giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc ngay.
Gây rối loạn tâm lý
Thiếu ngủ, não bộ sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn tới tình trạng rối loạn lo âu, cáu gắt, căng thẳng, uể oải, mệt mỏi…Đồng thời có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe như trầm cảm, tự kỷ…
Gây ra các vấn đề về bệnh tim mạch
Khi cơ thể thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng tạo áp lực thêm cho trái tim. Khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường từ đó ảnh hưởng xấu đến mạch máu và tim.
Mất ngủ gây tăng căng
Thiếu ngủ làm tình trạng thừa cân trở nên trầm trọng hơn. Khi thiếu ngủ, cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi các cơ quan không đảm nhiệm được chức năng vốn có của cơ thể khiến lượng Calo không thể tiêu hao tăng lượng mỡ tích tụ
Mất ngủ làm tăng huyết áp
Cơ thể bị thiếu ngủ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người thiếu ngủ, điều này dẫn tới tăng huyết áp tạm thời sau đó trở thành vĩnh viễn sau một khoảng thời gian.
Mất ngủ ảnh hưởng đến làn da
Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol là loại hormon gây căng thẳng phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Loại hormone căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết có thể lam da hình thành nếp nhăn sớm.
Tăng nguy cơ ung thư khi mất ngủ
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Lý do là hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u và khi thiếu ngủ, hormone này bị hạn chế rất nhiều.
Biện pháp phòng ngừa mất ngủ
Phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo như:
+ Tạo lịch ngủ khoa học:
“huấn luyện” bản thân lên giường và dậy vào một giờ nhất định. Thời gian ngủ hợp lý là trước 23h và dậy lúc 5-6h sáng.
+ Chú trọng không gian ngủ:
Không gian cần được đảm bảo mát mẻ, sạch sẽ, tối và yên tĩnh nhất có thể. Nhiệt độ trong phòng nên duy trì ở mức 19-22 độ C. Trước khi đi ngủ 2 tiếng, bạn nên giảm ánh sáng trong nhà bằng cách bật đèn mờ hoặc dùng đèn bàn thay vì đèn trần.
+ Thay đổi thói quen ăn uống:
Tránh ăn quá no và khó tiêu trong vòng 3-4 tiếng trước khi đi ngủ. Cần hạn chế sử dụng trước giờ đi ngủ những thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm trà, cà phê, bia rượu, nước tăng lực… . Thay vào đó, bạn có thể uống thức uống tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như: Một cốc nước ấm, pha chút mật ong hoặc chanh tươi sẽ giúp đầu óc nhẹ nhàng và thư thái.
+ Thực hiện các hoạt động để giảm kích thích sinh lý trước khi đi ngủ:
Thiền, yoga, đọc sách, nhạc ngủ ngon…. Không nên sử dụng điện thoại, tivi, máy tính vì chúng sẽ làm tình trạng này nặng nề hơn.
+ Tập thể dục thường xuyên:
Luyện tập thể dục là một trong những cách giúp rèn luyện sức khỏe và phòng ngừa cực kỳ hiệu quả. Khi cơ thể vận động điều độ, khí huyết sẽ được lưu thông, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được nâng cao. Bạn chỉ cần thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà như: chạy bộ, đạp xe, erobic, cúi gập người hay vươn vai giãn cơ… mỗi ngày ít nhất 30 phút và không được tập gần giờ đi ngủ ít nhất cách khoảng 2-3 tiếng.
Sử dụng SLEEP TEA trà thảo mộc đông trùng hạ thảo
Song song với các biện pháp trên bạn hãy sử dụng một ly trà SLEEP TEA trà thảo mộc đông trùng hạ thảo để có giấc ngủ ngon và sâu hơn mỗi đêm.
SLEEP TEA trà thảo mộc đông trùng hạ thảo là sự kết hợp giữa đông trùng hạ thảo, tâm sen, lạc tiên, cỏ ngọt, lá nếp, đây là những loại thảo mộc có chứa các hoạt chất trấn kinh, an thần mạnh. Từ đó tạo ra một thức uống giúp ngủ ngon tuyệt hảo giúp người có chứng mất ngủ được ngủ ngon và sâu hơn.
Có thể thấy rằng, giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe, là tiền đề cho một cơ thể khỏe mạnh. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp tinh thần thoải mái mỗi khi thức dậy, tạo ra năng lượng tích cực cho ngày mới. Với SLEEP TEA trà thảo mộc đông trùng hạ thảo xua tan nỗi lo mất ngủ của bạn mỗi đêm.
Đông trùng hạ thảo ở đâu uy tín chất lượng:
Công ty cổ phần Thảo Ngọc Việt sản xuất và kinh doanh đông trùng hạ thảo và các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo
Địa chỉ: Bắc Châu, Phường Hải Châu, Thị Xã Nghi Sơn, Thanh Hóa
Hotline: 0972368156
Email: thaongocviet12@gmail.com
Website chính thức: thaongocviet.com
Zalo: 0972368156
Facebook: Đông trùng hạ thảo Thảo Ngọc Việt
Có thể bạn quan tâm:
Sử dụng đông trùng hạ thảo như thế nào
Rượu đông trùng hạ thảo: cách ngâm và sử dụng hiệu quả nhất